Nội dung bài viết :
Dưa muối là một món ăn kèm có tác dụng giải ngán/ngấy cho những món ăn thịt thà chiên rán nhiều dầu mỡ. Dưa cải muối có vị chua đặc trưng rất kích thích vị giác (do có vị chua), giúp chúng ta ăn ngon miệng hơn.
Dưa muối làm từ các rau củ quả lên men và mất đi vitamin cần thiết. Dù đây là món ăn ngon và có lợi cho sức khoẻ nhưng bạn vẫn cần nắm được một vài lưu ý để đảm bảo sức khoẻ.
Ăn dưa muối lâu ngày
Rất nhiều gia đình thường muối dưa rồi ăn rất lâu ngày. Nhưng dưa muối càng để lâu ngày sẽ càng nổi váng, vi khuẩn sinh sôi sẽ gây nguy hại tới sức khoẻ của người ăn phải. Dưa muối lâu ngày thường có độ chua cao và khá nhiều muối, dễ gây loét dạ dày, các bệnh tim mạch và huyết áp.
Dưa muối lâu ngày thường có độ chua cao và khá nhiều muối, dễ gây loét dạ dày, các bệnh tim mạch và huyết áp.
Ăn dưa muối xổi
Dưa muối xổi có vị nồng và hăng hăng, có hàm lượng nitrat cao và chuyển hoá thành nitrit bởi vì vi sinh vật trong nước dưa muối tác động nên.
Khi xuống dạ dày, nitrit sẽ kết hợp với chất acid amin trong thực phẩm giàu đạm mà chúng ta ăn cùng và chuyển thành nitrosamine gây ung thư dạ dày. Bởi vậy, bạn chỉ nên ăn dưa khi đã ngả màu vàng tươi, vừa độ chua và có mùi thơm nhé!
Ăn quá nhiều cùng một lúc
Mỗi ngày bạn chỉ nên ăn khoảng 50g dưa muối và ăn khoảng 2 lần/tuần, ăn cùng các món ăn khác trong bữa ăn và không nên chỉ ăn dưa muối không.
Những người có tiền sử bệnh tim, tăng huyết áp, bệnh thận, viêm loét dạ dày không nên ăn dưa muối bởi vì sẽ khiến bệnh thêm trầm trọng hơn.
Bạn chỉ nên ăn dưa khi đã ngả màu vàng tươi, vừa độ chua và có mùi thơm nhé!
Ăn dưa muối quá chua
Nếu như ăn dưa muối quá chua – chứa nhiều muối và men tiêu hoá cao, có thể gây ra những nguy hại cho sức khoẻ, đặc biệt với những người đang có bệnh mãn tính như tăng huyết áp, tim mạch, bệnh gan, dạ dày, bệnh thận,…
Bồ Đào (Tổng hợp)
Ảnh: Sưu tầm